Chuyển nhà chính là chuyển đồ đạc từ nhà cũ tới nhà mới. Trong những đồ vật cần chuyển có 1 loại đặc thù chính là thú cưng. Có nhà không có thì không nói có nhà có ít, có nhà thì có nhiều loại thú cưng. Vậy khi chuyển nhà thì nên chuyển thú cưng như thế nào?
Để giải đáp câu hỏi trên quý khách có thể tham khảo bài viết 11 mẹo hay giúp vận chuyển thú cưng của đơn vị Chuyển nhà Thành Hưng
11 mẹo hay giúp vận chuyển thú cưng an toàn, dễ dàng khi chuyển nhà
1. Chuẩn bị nhiều đồ chơi, thức ăn cho thú cưng
Thời gian chuyển nhà chắc chắn bạn sẽ khá bận rộn. Nhưng cũng đừng quên bổ sung vào danh sách đồ đạc cần mua như thức ăn và đồ chơi dành cho các “bé yêu” của bạn.
Điều này sẽ giúp “đánh lạc hướng” vận chuyển thú cưng trên đường đi và đón chào nơi ở mới. Chúng sẽ cảm thấy hào hứng tập trung vào đồ chơi và thức ăn ngon, giảm bớt sự căng thẳng khi chuyển nhà.
2. Liên hệ với bác sĩ thú y
Nếu bạn chuyển nhà tới một nơi khá xa. Ví như, vận chuyển thú cưng về miền Tây, không thể quay lại chỗ bác sĩ thú y quen thuộc. Hãy xin họ hồ sơ của thú cưng (nếu có).
Trong đó sẽ ghi chú cụ thể các bệnh lý, lịch sử tiêm ngừa, ngừa thai, xử lý bọ chét,…để bạn nắm được tình hình sức khỏe cũng như chăm sóc thú cưng đúng cách hơn.
Trong trường hợp sử dụng dịch vụ chuyển thú cưng bằng máy bay hoặc vận chuyển chó mèo bằng đường sắt về những nơi xa, thì giấy tờ trên cũng vô cùng cần thiết như một bản tường trình sức khoẻ để các nhân viên theo dõi.
Tại khu vực mới, hãy tìm kiếm cho chúng một địa điểm khám chữa bệnh mới phù hợp, dự phòng cho những trường hợp vận chuyển chó mèo đường xa , các boss long thể bất an nhé!
3. Mang theo những thứ quen thuộc khi vận chuyển thú cưng
Đấy là kinh nghiệm vận chuyển thú cưng mà cụ thể là vận chuyển chó mèo bằng ô tô của bạn mình. Vì các boss như quen hơi trên từng đồ vật vậy, nên việc đem theo chăn ngủ, chiếc gối, quả bóng, khay đựng thức ăn,… những thứ đã gắn bó với thú cưng của bạn tại nhà cũ là vô cùng cần thiết.
Do vậy, khi vận chuyển thú cưng về nhà mới, đừng bao giờ thay mới tất cả mọi thứ theo sở thích của bạn. Điều này sẽ làm thú cưng bị xa lạ và hoảng loạn.
Đương nhiên, dần dần chúng sẽ quen thôi, nhưng tốt nhất để tránh rắc rối hãy cứ giữ các đồ đạc cũ. Sau đó khi mọi thứ đã ổn định dần, bạn có thể thay mới từ từ vẫn chưa muộn.
Bên cạnh đó, hãy giữ những thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, thực đơn của thú cưng, đừng thay đổi quá đột ngột!
4. Cách vận chuyển thú cưng an toàn
Tùy vào loại thú cưng của bạn mà có cách vận chuyển phù hợp. Thông thường với chó mèo, nên cho chúng vào chuồng hoặc lồng để đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Trước ngày vận chuyển khoảng một tuần, bạn nên để chúng làm quen lồng nhốt trước bằng cách lót đệm cho chúng ngủ, cho ăn, nhốt thử vài giờ,… Tránh việc đến ngày vận chuyển mới bắt thú cưng nhốt vào lồng sẽ khiến chúng bị hoảng hốt, kêu la, chống cự,…
Trong trường hợp quãng đường di chuyển gần, bạn cũng có thể thả chó mèo ngồi trên xe để chúng thoải mái. Nhưng với điều kiện chúng phải được xích lại và rọ mõm. Đảm bảo rằng chúng luôn trong tầm kiểm soát của bạn!
Và lưu ý, trước lúc di chuyển, đảm bảo rằng thú cưng của bạn đã được đi vệ sinh. Đừng để chúng “xả” ra sàn xe sẽ rất phiền phức!
5. Cho thú cưng vào phòng riêng
Bạn nên cho thú cưng vào một căn phòng riêng và đóng kín cửa trong ngày chuyển dọn. Cũng đừng quên để vào đó nước uống, thức ăn đầy đủ cho chó mèo yêu của bạn. Đồng thời, dẫn chúng đi vệ sinh như thường lệ.
Sở dĩ như vậy là do ngày chuyển nhà đồ đạc sẽ khá bừa bộn. Mọi thứ đảo lộn sẽ làm thú cưng không thoải mái. Chưa kể đến nếu bạn thuê dịch vụ chuyển nhà thì sẽ xuất hiện những người lạ.
Có thể dù bình thường chú chó nhỏ của bạn rất ngoan nhưng nếu thấy người lạ vào nhà khiêng vác đồ đạc, rất có thể chúng sẽ nổi giận và tấn công. Vậy nên để đảm bảo an toàn nhất cho tất cả, hãy dành một căn phòng riêng cho thú cưng của bạn!
6. Chuyển tất cả rồi mới chuyển thú cưng
Trường hợp việc chuyển nhà của bạn kéo dài trong nhiều ngày, hãy vận chuyển thú cưng tới sau cùng.
– Thứ nhất, bạn sẽ giảm đi một kẻ “quấy rối” để có thể sắp xếp đồ đạc tại nhà mới chuyển nhanh chóng hơn.
– Thứ hai, thú cưng sẽ có thêm thời gian tập làm quen với sự thay đổi
– Thứ ba, tâm lý thú cưng những ngày đầu sẽ không được ổn định và cần sự quan tâm. Vậy nên nếu việc chuyển dọn đồ đạc đã hoàn tất sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để chơi đùa và tập cho thú cưng làm quen!
7. Luôn kiểm soát thú cưng trong những ngày đầu tại nhà mới
Nên để mắt tới thú cưng của bạn nhiều hơn sau khi chuyển về nhà mới. Nếu có bất cứ triệu chứng hay biểu hiện gì bất thường bạn có thể xử lý ngay.
Với kinh nghiệm chuyển nhà của Sài Gòn Thành Hưng cho rất nhiều gia đình, nhận được sự phó thác như vận chuyển chó đi nha Trang, vận chuyến thú cưng Cần Thơ, vận chuyển chó mèo Đà Lạt,… Chúng tôi khuyên bạn nên để chó mèo trong lồng, chuồng hoặc xích chúng lại vào những ngày đầu tiên. Hoặc nếu không xích, cần đảm bảo chúng không ra ngoài một mình.
Bởi có rất nhiều trường hợp thú cưng cảm thấy xa lạ nên cố tìm về nhà cũ, hoặc tò mò khám phá bên ngoài. Nếu không may khoảng cách di chuyển quá xa sẽ khiến chúng bị lạc không thể xác định phương hướng quay về địa điểm nhà mới. Cũng không loại trừ khả năng chúng bị người khác bắt đi. Bạn biết tình trạng bắt trộm chó mèo hiện nay rồi đấy!
8. Dẫn thú cưng đi dạo thường xuyên
Với chó mèo, bạn hãy dành chút ít thời gian để dẫn chúng ra ngoài chơi. Để chúng tha hồ hít ngửi làm quen. Khoảng vài ngày sau khi vận chuyển thú cưng đến nơi mới, chúng đã có thể “đánh dấu lãnh thổ”, quen thuộc nơi mới rồi.
Bạn nhớ hỏi thăm người dân xung quanh xem có quy định đặc biệt gì đối với chó mèo không nhé. Một số nơi sẽ bắt buộc rọ mõm chó khi ra ngoài, một số khác sẽ quy định địa điểm vệ sinh,…
9. Cách chuyển lồng chim khi chuyển nhà
Chim ở trong lồng cứ hãy để chúng ở trong lồng. Nhiều người tự tin cho rằng chim, vẹt của mình rất thông minh và ngoan ngoãn nên để chúng ra ngoài. Và điều này thật sai lầm! Bởi có rất nhiều người đã hối hận vì chim bay đi không bao giờ quay lại.
Cũng như hầu hết các sinh vật hoang dã, chim vẹt sẽ không bỏ lỡ cơ hội được quay lại với bầu trời tự do.
10. Chuyển chuột lang (Guinea Pigs -hamster)
Hamster nhỏ bé nên lồng đựng của chúng cũng khá gọn gàng không chiếm quá nhiều không gian trên xe chuyển nhà của bạn. Hãy để chúng vào một góc gọn gàng hoặc ôm trong lòng. Nhớ lót đệm cẩn thận để hạn chế tối đa sự va đập. Hamster có trái tim đặc biệt nhạy cảm nên mọi thứ nên nhẹ nhàng nhất có thể.
11. Vận chuyển cá cảnh
Để chuyển cá cảnh dễ dàng nhất, bạn nên chuyển cá từ bể thủy tinh sang túi nilong. Sau đó đóng gói bể bình thường như cách đóng gói đồ dễ vỡ khi chuyển nhà.
Cá là động vật rất nhạy cảm và dễ căng thẳng với sự biến động. Đặc biệt khi chuyển nhà sẽ làm nước dao động nhiều. Bạn nên cố gắng cố định túi nước thật chắc.
Đối với cá, bạn nên sử dụng nguồn nước quen thuộc với chúng. Nếu quãng đường vận chuyển xa, hãy bơm thêm chút oxy để duy trì cho cá thở.
Trên đây là tổng hợp 11 mẹo hay giúp vận chuyển thú cưng mà nhà nào có thú cưng cũng nên đọc qua để tham khảo.
Xem thêm:
- Thu mua phế liệu KCN Sóng Thần II tận nơi - 13/10/2023
- 5 Mẹo Bài Trí Không Gian Mở Cho Chung Cư Nhỏ Hẹp - 13/10/2023
- Taxi Vũng Tàu - 13/10/2023