Cách làm canh riêu cá nấu mẻ đang được rất nhiều người tìm kiếm, đặc biệt là các chị em. Canh riêu cá nấu mẻ là một món canh cực kỳ thơm ngon. Chỉ cần được thưởng thức một lần mà sẽ nhớ mãi không bao giờ quên. Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách làm canh riêu cá nấu mẻ.
Bảo quản cá
Nếu cá còn sống, bạn có thể tiếp tục nuôi chúng trong một chiếc chậu, thau nhỏ bỏ xăm xắp nước và cố gắng cung cấp đầy đủ oxy bằng máy nén khí. Bạn cũng nên lên kế hoạch sử dụng cá trong vòng hai ngày để đảm bảo độ tươi ngon tối đa cho món ăn.
Bên cạch việc giữ cá còn sống, bạn cũng có thể chế biến chúng rồi nấu lên sau đó giữ trong ngăn mát tủ lạnh với thời hạn hai đến ba ngày. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần mang món cá ra hâm lại. Thật tiện dụng!
Phương pháp mang lại thời gian bảo quản lâu nhất và cũng được nhiều người áp dụng nhất chính là cấp đông cá trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên cần lưu ý bỏ cá trong túi nilon hoặc hộp kín để phòng tránh việc cá bị khô do mất nước khi giữ lạnh và đồng thời ngăn mùi tanh của cá ám sang các thực phẩm khác.
Cách làm canh riêu cá nấu mẻ
Nguyên liệu cần có để làm món canh riêu cá nấu mẻ:
- 1-2 khúc cá hoặc đầu cá
- Mắm, muối, hạt nêm
- Hành lá, thì là, cà chua
- Mẻ
Cách làm canh riêu cá nấu mẻ:
-
- Cá chiên sơ hai mặt, gắp ra.
- Cho ít đầu hành trắng đập dập vào nồi, đảo qua với chút mỡ chiên cá rồi cho cà chua cắt múi cau vào đảo đều, nêm chút muối.
- Đổ nước vào nồi đun sôi, cho cá vào và nêm chút hạt nêm, mắm cùng trái ớt đập dập và mẻ theo khẩu vị.
- Canh chín tắt bếp thì mới cho hành lá và thì là cắt khúc vào.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm cách nấu canh riêu cá khác tại: canh riêu cá.
Những lưu ý khi chế biến cá
Tránh rã đông cá sai cách
Nhiều người có thói quen mua thực phẩm cho cả tuần và cho đồ ăn vào ngăn đá, đến lúc nấu mới đem ra rã đông. Nếu rã đông cá không đúng cách có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn bám vào. Muốn rã đông gấp, cần để cá trong một chiếc túi kín và đặt vào một cái bát chứa đầy nước lạnh. Túi cần được bao phủ hoàn toàn bằng nước nhưng cá thì không được tiếp xúc với nước, với cách này một miếng cá lớn sẽ được làm tan trong khoảng 20 – 30 phút.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các món ăn, đặc sản của vùng Đông Bắc Bộ của nước ta tại: đặc sản Đông Bắc.
Tránh cá bị nhiễm độc và cá ướp hóa chất bằng cách
Đối với cá đông lạnh có thể nhận biết cá ướp hóa chất bằng mắt thường thông qua mang cá, thịt cá và khi chế biến cá. Khi làm cá nếu thấy máu tươi đọng lại trong mang thì chứng tỏ cá tươi. Còn, không có máu đỏ mà nhìn cá tươi thì cá đã được ướp hàn the. Với những con cá có thịt cá nhẽo, dễ tróc vẩy mà nhìn lại rất tươi thì tỷ lệ cá ướp hàn the, ure rất cao. Khi ấn tay vào những con cá này thì thấy thịt cá rất mềm, mình cá lõm xuống và ngửi có mùi lạ. Khi nấu cá, nếu cá tươi tự nhiên thì xương có màu trắng, nhưng nếu cá ướp hàn the thì khi nấu sẽ nổi bọt đen và xương cá có màu đen.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm các món ăn ngon của miền Bắc nước ta tại: món ngon miền Bắc.
Tránh rán cá quá kỹ
Các món rán trong đó có cá rán chứa nhiều cholesterol gây nguy cơ béo phì, tăng cân, mỡ máu cao. Hơn nữa, việc rán cá ở nhiệt độ cao có thể tiêu hủy các chất dinh dưỡng có trong thịt cá. Do đó, để đảm bảo sức khỏe nên hạn chế các món rán và thay vào đó là các món cá hấp, luộc, nấu chua hấp dẫn.
Và điều cần tránh khi chế biến cá nữa là cần rửa tay kĩ càng trước và sau khi chế biến cá sống, bởi, điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Đồng thời, cần sử dụng dụng cụ làm bếp riêng để chế biến cá sống, cá tái hoặc cá chín nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.