Thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay cũng được đơn giản hóa bởi những thủ tục cũng những quy trình, tuy nhiên việc thành lập cũng phải đảm bảo một số bước quan trọng và thực hiện đúng quy trình cũng như tuân thủ đúng pháp luật của đất nước.
Để có thể thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam phải đảm bảo ít nhất các yếu tố là có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có vốn điều lệ hợp lệ và thiết lập cơ cấu quản lý chính xác hoàn chỉnh.
Đầu tiên là trong việc thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam là phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Khoảng thời gian cần thiết để có được một giấy chứng nhận kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư là khác nhau với các ngành công nghiệp và loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Về ngành nghề kinh doanh thì phải phù hợp với
Luật Đầu tư năm 2005
Nghị định 108/2006/NĐ-CP
Biểu cam kết hàng hóa dịch vụ của Việt Nam đối với tổ chức thương mại thế giới (WTO), quyết định 10 của Bộ thương mại (nay là BCT) về lộ trình mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định 23/2006/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa.
Về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam gồm có:
• Bản đề nghị đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư;
• Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
• Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của nhà đầu tư;
• Hợp đồng liên doanh (nếu có)
• Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu công chứng của các thành viên.
• Điều lệ doanh nghiệp;
• Danh sách thành viên; Biên bản góp vốn.
Sau khi được cấp giấy nhận chứng nhận đăng lý kinh doanh thì các bước thủ tục bổ sung phải được thực hiện và đảm bảo hoạt động kinh doanh trong việc thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam đó là:
+ Đăng ký khắc con dấu
+ Đăng ký mã số thuế
+ Mở tài khoản ngân hàng: Tài khoản vốn là tài khoản ngoại tệ được thiết kế đặc biệt để cho phép theo dõi sự chuyển động của dòng vốn trong và ngoài nước. Tiền ở trong tài khoản này được phép để được chuyển vào tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch thanh toán trong nước và giao dịch vãng lai khác.
+ Đăng ký lao động
+ Góp vốn điều lệ: Các thành viên phải đóng góp vốn điều lệ theo lịch trình góp vốn theo hình thức thành lập doanh nghiệp mà các thành viên đã chọn và đăng ký.
+ Công khai thành lập công ty
Việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam còn phải có phương án về địa điểm, thể hiện qua hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở, nếu bán hàng nhập khẩu sẵn có (không theo đơn hàng) thì phải có hợp đồng thuê kho hàng.
- Thu mua phế liệu KCN Sóng Thần II tận nơi - 13/10/2023
- 5 Mẹo Bài Trí Không Gian Mở Cho Chung Cư Nhỏ Hẹp - 13/10/2023
- Taxi Vũng Tàu - 13/10/2023