Vần văn học

Vần là một phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ.

– Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)

– Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Vần được phân biệt theo vị trí gieo vần : vần chân và vần lưng, phân biệt theo mức độ hòa âm : vần chính và vần thông.

Trong thơ, vần thơ thực hiện ba chức năng : 1) Tách biệt các dòng thơ và tạo liên kết giữa chúng với nhau (ví dụ: vần chân); 2) Tạo âm hưởng, tiếng vang trong thơ; 3) Tạo tâm thế “chờ đợi vần” đối với các tiếng xuất hiện sau đó ở vị trí nhất định nhằm làm nổi bật ý nghĩa của từ hiệp vần.

Bài viết liên quan