Xuất khẩu lao động Nhật Bản cái “Được” và “Mất” nên cân nhắc

Trong những năm gần đây lao động Việt xuất khẩu sản Nhật Bản ngày 1 nhiều. Tính đến cuối năm 2019 đã có tới 401.326 lao động Việt Nam đến làm việc tại Nhật.

Nhưng năm gần đây việc xuất khẩu sang Hàn Quốc bị hạn chế bên cạnh đó Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng chính sách thị thực để thu hút thêm lao động nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong bối cảnh dân số đất nước Mặt Trời mọc đang già hóa nhanh chóng.

Từ đó các lao động Việt chuyển hướng tới thị trường lao động tại Nhật. Hầu hết các đối tượng sang Nhật lao động là sinh viên ra trường muốn kiếm tiền vốn, nhưng lao động xuất thân nông thôn mong muốn thay đổi cuộc sống, những lao động thất nghiệp chuyển hướng xuất khẩu.

Tuy nhiên việc sang Nhật lao động cũng có những cái được cái mất mà bạn nên cân nhắc trước khi đăng ký sang Nhật làm việc

Các được khi đi lao động tại Nhật Bản

Thứ nhất, mang về một khoản tiền tiết kiệm lớn.

Mỗi tháng thu nhập bình quân của thuc tap sinh Nhat Ban vào khoảng 30 triệu/tháng. Sau khi trừ các chi phí ăn ở, sinh hoạt (khoảng 10 triệu mỗi tháng) và khoản chi phí phải bỏ ra để làm thủ tục xuất cảnh ban đầu, sau 3 năm về nước người lao động vẫn có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn khoảng 500 triệu – 700 triệu. Đó là một khoản tiền đáng mơ ước của người lao động nghèo, giúp họ tích lũy vốn làm ăn, thay đổi cuộc sống.

Thứ hai, nâng cao kiến thức Nhật ngữ.

Trước khi sang Nhật làm việc, bất kỳ thực tập sinh nào cũng cần phải trải qua một quá trình đào tạo tiếng Nhật miễn phí kéo dài từ 3-6 tháng. Sau khi sang Nhật, bằng việc trực tiếp làm việc và trò chuyện hàng ngày với người bản địa, vốn tiếng Nhật của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng, đạt khoảng N3 hoặc hơn thế nữa nếu chăm chỉ học hỏi. Tiếng Nhật tốt là một lợi thế lớn cho bạn để có được một công việc tốt với mức lương hấp dẫn tại Việt Nam.

Thứ ba, được huấn luyện về tác phong và kỹ năng  làm việc

Người Nhật nổi tiếng thế giới với tác phong làm việc đặc biệt , họ có nhiều nguyên tắc trong cả cuộc sống và trong công việc rất hay mà bạn có thể học được và ứng dụng hiệu quả cho bản thân mình. Đồng thời phong thái làm việc nghiêm ngặt, quy củ cua người Nhật sẽ giúp ích rất lớn cho bạn trong việc hoàn thiện kỹ năng sống, kỹ năng làm việc. Đó là lý do vì sao tại Việt Nam hiện nay, đã có rất nhiều công ty ưu tiên tuyển người đã từng đi lao động ở Nhật về.

Thứ 4, Nâng cao tay nghề và cơ hội tiếp cận với nền công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.

Làm việc tại Nhật, bạn không chỉ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những máy móc và công nghệ hiện đại bậc nhất để mở rộng tầm nhìn ra thế giới, bạn còn có cơ hội học hỏi và phát triển trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề, phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp của bản thân, có được công việc ổn định sau khi về nước.

Tuy nhiên khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật bên cạnh những cái “ĐƯỢC”, bằng ấy thời gian cũng đồng nghĩa với việc bạn cần chấp nhận cái “MẤT” , chịu đánh đổi và hy sinh một số thứ trong cuộc sống.

Điều mất khi sang Nhật Bản lao động

Thứ nhất, xa gia đình, người thân.

Ba năm không phải quãng thời gian ngắn, bạn sẽ phải xa gia đình, xa người thân yêu, xa bạn bè để đi làm việc tại một đất nước hoàn toàn xa lạ. Bạn có thể sẽ chạnh lòng những ngày ốm đau, lễ tết nhưng đừng vội nản bạn nhé, đánh đổi quãng thời gian ba năm ấy để có được cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình thì cũng đáng lắm đúng không nào?

Thứ hai, làm việc vất vả tại xứ người

Nếu bạn có suy nghĩ sang Nhật làm việc nhàn hạ mà lương cao thì bạn nên ngay lập tức xem xét lại quyết định của mình. Người Nhật làm việc với tác phong công nghiệp, vì vậy nếu không xác định tâm lý sẽ vất vả ngay từ đầu, bạn sẽ rất khó để hòa nhập với công việc và có được 3 năm làm việc suôn sẻ tại Nhật Bản.

Thứ ba, chấp nhận rủi ro.

Trước tiên là rủi ro nợ nần bởi chi phí trung bình đi Nhật Bản là khoảng 200 Tr và đa số những người sang Nhật lao động là những người có thu nhập thấp. Nếu mà có rủi ro bạn và gia đình sẽ mang một khoản nợ lớn.

Trong quá trình làm việc bạn cũng có thể sẽ gặp một số rủi ro nhất định,nghiêm trọng nhất là bị buộc phải về nước, nếu như: Công ty bị phá sản (dù tỷ lệ cực ít), không tuân thủ đầy đủ hợp đồng với công ty tiếp nhận hoặc vi phạm pháp luật nước sở tại. Do vậy, bạn cần luôn đặt mình vào khuôn khổ, cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ được giao và tránh vi phạm các quy chế, quy định để có thể phòng tránh những rủi ro không đáng có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *